ĐÃ CÓ SÁCH TRUNG QUỐC KHẲNG ĐỊNH… HOÀNG SA, TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM !!!

VIỆT STAR MEDIA: “LỊCH SỬ GHI LẠI…”

– Phát hiện cuốn sách cổ của nhà Thanh, in đời vua Quang Tự (1875-1909) khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là của Việt Nam.

Trong quá trình điền dã tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình, tại gia đình anh Phan Văn Luyện (xã Vũ Chính, Thành phố Thái Bình) chúng tôi đã tiếp cận được cuốn sách cổ, in vào đời Vua Đức Tông (Tải Điềm) – nhà Thanh (niên hiệu Quang Tự, 1875-1909). Sách in thạch bản (in đá) bằng chữ Hán).
Anh Luyện đã vui vẻ trao quyển sách này cho chúng tôi sở hữu và nghiên cứu với hi vọng có thêm những cứ liệu để công bố trước công luận và làm bằng chứng để khẳng định chủ quyền biển, đảo Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam.
Cuốn sách này có tên “Danh hoàn Chí lược” (Sách ghi chép về địa lý Thế giới), có khổ 20cm x 14,5cm, người giám định sách là hai tiên sinh Bích Tinh Tuyền và Lưu Ngọc Ba. Sách do Nhà xuất bản Hòe Lý Đường in.

unnamed (2)Ở trang 2 của sách ghi: “Quang Tự Mậu Tuất Mạnh Thu” (Tháng 7, năm Mậu Tuất, niên hiệu Quang Tự, triều vua Đức Tông (Tải Điềm -1898). Cũng ngay ở trang 2 ghi: Thượng Hải Thư Cục Đại Ấn (Thư cục Thượng Hải được cho quyền in sách này). Bộ sách này được biên soạn vào năm thứ 28 (Kỷ Dậu, 1849), niên hiệu Đạo Quang, triều vua Thanh Tuyên Tông (Mân Ninh, 1821-1851).
Ở trang 3, 4 và trang 5 của sách có ghi bài tựa của Lưu Vận Kha, soạn vào năm Kỷ Dậu (1849), mùa hạ tháng 4 – triều vua Thanh Tuyên Tông, niên hiệu Đạo Quang. Bài tựa thứ 2 cũng viết vào năm Đạo Quang thứ 28, triều vua Thanh Tuyên Tông, do Bành Uẩn Chương soạn. Bộ sách này từ khi soạn (vào năm 1849, thời vua Thanh Tuyên Tông) phải mất 49 năm sau mới được in (vào năm 1898), triều vua Đức Tông (Nhà Thanh) – niên hiệu Quang Tự.
Bộ sách gồm nhiều tập. Chúng tôi chỉ chú tâm tới các tập 3, 4, 5 (vì 3 tập này đóng gộp thành 1 quyển) và có ghi các đảo thuộc chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.
Sách Danh hoàn chí lược. Dòng chữ nhỏ bên phải ghi người giám định Bích Tinh Tuyền, Lưu Ngọc Ba. Dòng chữ nhỏ bên trái ghi Hòe Lý Đường Bản

unnamed (9)Dòng chữ bên phải ghi Quang tự Mậu tuất Mạnh Thu. Dòng thứ hai bên trái ghi Thượng Hải thư cục đại ấn
Nội dung của sách chủ yếu tóm lược vị trí địa lý, lịch sử… của các nước trên thế giới. Sách còn vẽ bản đồ của các nước trên thế giới: từ Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia … cho đến Ả Rập.
Đặc biệt, ở trang 24, 25 của tập sách này có in tấm bản đồ Trung Quốc, mang tên “Hoàng Thanh nhất thống dư địa toàn đồ” (Bản đồ toàn quốc thống nhất đời nhà Thanh). Trên bản đồ này đều có vẽ các nước có chung đường biên giới với Trung Quốc, như: Việt Nam, Mông Cổ, Ấn Độ, Triều Tiên…
Đáng chú ý, ở phần biển đảo, Trung quốc chỉ vẽ đảo Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam), Đảo Đài Loan (của Trung Quốc)… sau đó ghi chú là biển nhưng không hề vẽ và ghi chú đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung Quốc. (Bản đồ thứ 1, có ghi chú: Hoàng Thanh Nhất thống dư địa toàn đồ).

unnamed (6)Bản đồ của nhà Thanh không có đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chỉ ghi đảo Quỳnh Châu (Hải Nam) và đảo Đài Loan
Đặc biệt hơn nữa, ở tấm bản đồ in tại trang 40, 41 của cuốn sách này thì bên cạnh việc vẽ bản đồ đường biển Trung Quốc lại có vẽ eo biển Quảng Nam (và ghi rõ là Nam Việt – tức Việt Nam). Bên cạnh eo biển Quảng Nam, bản đồ này còn vẽ đảo Thất Châu Dương – biển Thất Châu (cả khu vực biển đảo Trường Sa, Hoàng Sa – Vạn lý Trường Sa. Nếu theo bản đồ Trung Quốc thì Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc biển Thất Châu Dương – một cách gọi tên khác mà người Trung Quốc xưa thường dùng và ghi chú trên bản đồ để chỉ khu vực biển đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam (không có ghi khu vực biển Thất Châu Dương này thuộc địa giới của Trung Quốc).
Bản đồ đã chú thích trong đó có Trường Sa, Hoàng Sa thuộc địa phận biển Việt Nam
Ở tấm bản đồ trang 55 và 56 – chủ yếu vẽ về biển, đảo và các nước giáp Trung Quốc: biển Ấn Độ Dương (Trung Quốc gọi là Tiểu Tây Dương) và có cả ghi chú về Ấn Độ Dương. Trên bản đồ này còn cho biết về biển và đảo Trường Sa của Việt Nam giáp với đảo Quỳnh Châu (Hải Nam – thuộc Quảng Châu, Trung Quốc). Vẽ cả hình tượng bãi đá ở quần đảo Trường Sa. Trên bản đồ này còn vẽ khu vực biển đảo Quảng Nam: Trong đó vẽ và ghi Thất Châu Dương (Hoàng Sa, Trường Sa), vẽ cả cửa biển Lộc Nại của Quảng Nam và vẽ đảo Côn Lôn của Việt Nam.

unnamed (8)Bản đồ Hoàng Thanh nhất thống dư địa toàn đồ (chưa chú thích)
Đáng chú ý ở trang 88, 89 giúp cho người đọc hiểu về luồng lạch, hướng gió và các bãi đá ngầm ở trên các đảo Trường Sa, Hoàng Sa và phương hướng, độ dài (tính theo cách tính canh giờ của người xưa) đi trên biển để tới được các nước khác nếu xuất phát từ cửa biển: đảo Trường Sa của Việt Nam.
Phần phiên âm của sách được nhà Hán học Nguyễn Tiến Đoàn dịch như sau: “…Sách Hải quốc văn kiến lục có nói: Vùng Nam Dương (biển phía nam) là nơi thuyền buôn của vùng Mân Việt thường đến. Đường biển nơi đây nhiều chỗ nguy hiểm. Người chỉ huy thuyền đi qua biển này cần phải cẩn thận. Nguy hiểm nhất là nơi có hòn đảo Áo Khí. Thủy trình đi khoảng 7 canh giờ từ đảo Áo Khí đến đảo Lạc Tế. Đảo này nhỏ mà bằng phẳng. Ven đảo có nhiều đá ngầm ngổn ngang, thuyền không đến được; thu hút không khí, dòng chảy ở bốn phía. Trên đảo có nhiều cây cỏ mọc cao hơn một trượng, có núi Đông Sư Tượng, nếu muốn đến thì phải theo dòng nước mà đi. Không thể đi ngược lên phía Bắc vì nhiều doi cát nổi chìm, dài khoảng 200 dặm. Đi lên phía bắc thì có đảo và trên đảo có núi Sa Mã Kỳ. Hai ngọn núi này đối mặt vào nhau (ngọn núi Sa Mã Kỳ và Đông Sư Tượng).

unnamed (3)Toàn trang chữ Hán (đã dịch trong bài viết)
Theo đường thủy trình trên biển là phải đi bốn canh giờ mới tới địa đầu Sa Mã Kỳ, lại có những doi cát liên tục ở phía nam đến Việt hải (biển Việt) gọi là Trường Sa đầu (địa đầu Trường Sa). Cứ đi về phía nam thì lại thấy nhiều doi cát nổi lên, theo đó mà đi thì đến Vạn Lý Trường Sa. Phía nam Trường Sa có nhiều bãi đá ngầm lởm chởm, đi tiếp là đến biển Thất Châu, gọi là Thiên Lý Thạch Đường. Đây là đất nguy hiểm của vùng Nam Dương, hay có gió bão lớn ở ngoài biển, thuyền đi biển đậu ở ngoài này thường gặp bão gió. Có những thuyền đi lạc đường mà gặp phải nơi đó thì rất nguy hiểm. Một cửa Trường Sa nằm ở phía tây bắc cùng với đảo Nam Áo. Ở phía tây nam là đảo Đại Tinh (Biển bình lặng¬) tạo thành thế chân vạc ở cửa nam bắc, ước rộng phải đi chừng khoảng ngũ canh (đơn vị đo lường thời cổ thường tính theo giờ). Thuyền buôn của người Việt thường đậu ở đó; phía Nam là đảo Lã Tống (Lucson – Philipin), Văn Lai, Tô Lập. Thuyền buôn thường qua mấy nước đó để trao đổi buôn bán, khi xuất phát đều từ cửa Trường Sa mà đi. Nếu gặp gió bắc thì lấy chuẩn từ đảo Nam Áo. Gặp gió Nam, lấy đảo Đại Tinh làm chuẩn để tới Giang Tô, Triết Giang, Phúc Kiến (Quảng Đông). Nếu đi về phía Nam của Nam Dương phải đi từ cửa Sa Mã Kỳ (Đài Loan) đến các nước ở Lữ Tống (Philipin), giáp phía Tây Dương. Muốn đến Chiết Giang, Mân Việt… Nhật Bản phải đi theo hướng phía Tây biển Thất Châu, Côn Lôn rồi đến Vạn Lý Trường Sa ngoại (ngoài Vạn lý Trường Sa), qua cửa biển đảo Sa Mã Kỳ – đi theo đường thẳng dây cung mới an toàn. Từ Trung Quốc mà đến nước Indonesia phải đi phía ngoài Vạn lý Trường Sa. Nơi đây biển mờ mịt, không lấy gì làm chuẩn được cho nên muốn đi phải theo những doi cát ở biển Việt rồi mới đến Thất Châu Dương và từ đó đi tới Indonesia; Vùng biển này nước mênh mông nên giới hạn cũng mênh mông…”. (Trích sách “Danh hoàn Chí lược”).

unnamed (5)Bản đồ chưa chú thích trong đó có ghi eo biển Quảng Nam và đảo Thất Châu Dương cùng bản đồ Việt Nam
Bản đồ đã chú thích trong đó có ghi eo biển Quảng Nam và đảo Thất Châu Dương cùng bản đồ Việt Nam
Thông qua tư liệu đã nêu ở cuốn sách này, giúp chúng ta có thêm những bằng chứng quý giá để góp phần khẳng định ngay từ thời nhà Thanh, các bản đồ của Trung Quốc đã vẽ các đảo trên vùng biển của họ chỉ có đảo Hải Nam, Đài Loan là gần với khu vực biển Việt Nam. Điều đó khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa (biển Thất Châu Dương, theo tên gọi trên bản đồ Trung Quốc thời nhà Thanh) là thuộc chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

unnamed (1)

Nhà Hán học Nguyễn Tiến Đoàn dịch sách Danh hoàn Chí lược

(source from DuyTracAuOanh’s Blog)

Phan Nguyên Luân… tổng hợp/thực hiện

This entry was posted in 5- Tin Tức, Tin Tức - BÌnh Luận. Bookmark the permalink.

24 Responses to ĐÃ CÓ SÁCH TRUNG QUỐC KHẲNG ĐỊNH… HOÀNG SA, TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM !!!

  1. maile says:

    http://pan.baidu.com/share/link?shareid=3099575346&uk=3945031627
    Bản pdf toàn văn của sách này có thể lên trang này để tải về. Mở link và nhấp vào nút màu trắng (bên cạnh nút màu xanh ở giữa trang) để tải về.

    Like

  2. hungphi says:

    Vậy là thêm 1 bằng chứng cửa chính tổ tiên tq ghi lại HS & TS là của VN!! vậy mà đến đời cha /ô từ đặng – mao…. dám lật đổ lời Tổ tiên đúng là thứ mất dạy! rồi đến con /cháu giang -hồ thì mất nhân tính, giờ đến đời tập thì mất uy tín.. .! ko khéo thì mất mạng đó !

    Like

  3. Huy says:

    Vậy sao không đem cuốn sách này đưa cho thế giới khẳng định mà lại tự khẳng định ở Việt Nam. Chỉ Việt Nam thì làm được gì? Quan trọng là phải được thế giới công nhận

    Like

  4. Chieupham says:

    Các cụ ơi: Vụ đường chín đoạn là do tên Tưởng Giới Thạch nó vẽ ra năm 1947. Sau này lũ cướp nước (Đảng Cộng sản Trung Quốc) lấy đó làm căn cứ lịch sử để cướp Biển cướp đảo của Việt Nam. Lũ chó đẻ Tập Cận Bình thừa kế tư tưởng Bành trướng bá quyền nước lớn làm càn. Chính quyền Nhà Thanh lúc đó đã biết gì về biển chỉ biết rúc đầu vào váy của Từ Hy Thái Hậu mà thôi.

    Like

  5. Tuan says:

    Lịch sử bây giờ không giá trị đâu? Trọng tài đã xử đó, hãy xem các căn cứ của trọng tài để mình đi củng cố các cơ sở đó!

    Like

  6. Pingback: Sách Tàu(thời Nhà Thanh) khẳng định :Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam | ĐỒNG HƯƠNG KONTUM

  7. Kêu cái đám Lãnh Đạo Đảng CS (Cướp Sạch) VN, Trọng, Quang, Ngân, Phúc đọc bài nần đi, chấm dứt cái bộ ốc ngu si, buôn Dân bán nước của bọn bay đi, quân khốn nạn.

    Like

  8. Pingback: ĐÃ CÓ SÁCH TRUNG QUỐC KHẲNG ĐỊNH… HOÀNG SA, TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM !!! | Quà tặng xứ mưa

  9. Pingback: ĐÃ CÓ SÁCH TRUNG QUỐC KHẲNG ĐỊNH… HOÀNG SA, TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM !!! | Trinhngoctoan's Blog

  10. nói thật says:

    Hết sức quý giá! Đề nghị cơ quan chức tổ chức sao lưu và bảo vệ cẩn mật để làm chứng cứ sau này cho Con Cháu đòi đảo (không thể tin bất cứ ai, vì hiện nay ở ta có khá nhiều Việt gian và Hán nô).

    Like

  11. Linh says:

    sao không scan quyển sách đó ra để mọi người download add? nhiều người cùng giữ bản mềm cũng hay mà

    Like

  12. ui zồi là game thủ lâu năm tôi thấy còn vô số bản đồ mà trung quốc phát hành từ đời kim dung còn sống . như bản đồ game thiên long bát bộ phiên bản của FPT phát hành tại việt nam . dựa trên câu chuyện của kim dung ý . trong game đó bật bản đồ toàn maps lên thì bản đồ của trung quốc chỉ giới hạn đến quỳnh châu – tức đảo hải nam ngoài ra không còn đi xuống phía nam nữa . mấy năm nay nhà phát hành game của TQ mới sửa lại bạn đồ thôi chứ trước thì chỉ giới hạn đến quynh` châu . nếu muốn xem cái bản đồ cũ đó chứ TQ chưa việt hóa thì liên lạc với FPT hoặc các game TLBB lậu như đại việt . chu tước … vv . nếu không tìm được liên lạc với tôi 🙂 0962789201 tôi hy vọng nhà nước ta sẽ dành lại đc chủ quyền biển đảo 🙂

    Like

  13. kubichua says:

    vay thi dap chet me bon trung quoc di

    Like

  14. kubichua says:

    vay thi dap chet me bon chiem nuoc minh di

    Like

  15. Pingback: Sách cổ của nhà Thanh, in đời vua Quang Tự (1875-1909) – Saigonnese

  16. Lê Công Minh says:

    Tuyệt quá đồng bào ơi!

    Like

  17. nguyen hien dao says:

    Tương gì to tát sang Công Hòa Pháp sao chép các hiệp ước Pháp thanh từ 1858-1945 sẽ thấy hàng loạt văn bản cấp nhà nước được thừa nhận Trường sa-Hòang sa là của VN

    Like

  18. Chi Dung says:

    Cac Bac mang may tu lieu lich su va ban do nay gui cho Mr. Ban Ki Moon roi mang ban goc den ky hop Dai Hoi Dong LHQ dap vao mat Truong phai doan TQ cho cac nuoc biet ro cai “mat mo” cua TQ!

    Like

  19. TranthiMinhHoa says:

    Đề nghị nên dịch sang tiếng Viêt rồi , nên dịch thêm sang tiếng Anh . Sau đó phổ biến lên các trang mạng , giúp cho toàn dân Vn và quốc tế biết rõ thông tin này thì bọn Trung cộng mới cứng họng về pháp lý ! Lảnh đạo cs VN ợ Tàu nên không dám mạnh miệng , lúc nào cũng lép vế …

    Like

  20. Minh thu78 says:

    Nó biết rõ Hoàng sa, Trường sa của Việt nam mà nhưng nó cứ chiếm đấy ! Ai bảo mình yếu kém . Xưa nay cá lớn vẫn nuốt cá bé mà , muốn ko bị nó nuốt thì mình phải lớn mạnh hơn , bây giờ bằng trứng , nhân chứng cũng ko giải quyết được gì cả . Kẻ cướp là làm liều mà .

    Like

  21. NNK says:

    Thì làm được gì? Thế giới cũng công nhận là của VN mà TQ có đếm xỉa tới đâu mà giờ sách với sử làm cm gì! Nó ăn hết biển, hết đất rồi giờ cứ sách với sử!

    Like

  22. Chu Duy Phú says:

    Cái lũ mặt mo, mất dạy thời nay ở TQ xéo lên cả văn hóa của tổ tiên cha ông chúng thì chả còn gì để nói. Tham thì thâm, leo cao thì ngã đau. Đó mới là chân lý.

    Like

  23. Hồ Văn Chánh says:

    BIẾT VẬY RỒI. NHƯNG NAY CHÚNG Ỷ MẠNH CỨ XÂM LƯỢC GẬM NHẤM DẦN BIỂN ĐẢO, RỒI CẢ ĐẤT LIỀN TA CỨ HÔ: CHẤM DỨC ĐƯỢC ĐÂU…ĐỪNG ĐỂ MUỘN CON CHÁU KHÓC THAM, CHƯA NÓI PHẢI ĐỔ MÁU NHIỀU….

    Like

  24. Nguyễn Hoàng Quát Đẹp Trai says:

    “Hoàng–Trường Sa là của Việt Nam, đúng là như vậy. Lưỡng Quảng và Đảo Hải Nam cũng là của Việt Nam mà đã bị trung quốc cướp, và vào thời Nhà Tây Sơn thì vua Quang Trung–Nguyễn Huệ đã sai sứ sang trung quốc đòi lại, thì bị vua trung quốc mua chuộc các quan tham trong triều-đình đầu-độc hầu không muốn giao trả cho Việt Nam. Quý-vị hãy coi lại lịch-sử Việt Nam in trước 1975 thì sẽ rõ!”

    Like

Leave a comment