HÀ NỘI… MỘT TRẦM TÍCH NGHÌN NĂM, QUÊN GIỮ GÌN !!!

  bs_-Net-duyen-gai-Ha-Thanh-

Những tưởng mỗi lần nghĩ đến Hà Nội và người Hà Nội là nghĩ đến Nghìn Năm Văn Vật… Bất Di Bất Dị, dù thời gian đã trải qua biết bao nhiêu triều đại lên ngôi, thoái vị, Hà Nội vẫn thế!! Nhưng, “chỉ vẫn thế” cho đến ngày HCM “nhập cảng” chủ thuyết cộng sản vào miền Bắc áp đặt lên gần 20 triệu đồng bào, và cũng kể từ đó một địa danh linh thiêng đối vối dân tộc Lạc Viết đã không còn tồn tại qua câu nói “ngàn năm văn vật” trở thành “ngàn năm bệnh tật”… Hà Nội từ đó đã thay da đổi thịt, diện và điểm của Hà Nội nay chỉ còn là vết son môi của kỹ nữ sống qua từng hơi thở hụp núp về đêm… (PNL)

1379795968-2Không! Chỉ mới trước 1954, ở miền Bắc tiêu thổ kháng chiến, nhà nhà đục tường thông suốt nhau, chớ hề mất mát vật gì. Người thành phố chạy tản cư, đi đến đâu, cũng được “dân quê” đón vào nhà, chắt bót cưu mang mấy tháng trời cho đến khi người thành trở lại “vùng tề”. Sau 1975, nhà nước “phát động” vụ đi tù cải tạo, dọc đường xe lửa xuyên Việt chở “lính ngụy” từ Nam ra Bắc, không thiếu những gói cơm, gói quà, đàn bà con trẻ cố ném theo. Vẫn có bà mẹ từ Saigon ra thăm Hà Nội, kín đáo trả tiền vé cho anh bộ đội nhớ mẹ đánh liều chuồn lên xe lửa.

Trong phim Mùa Len Trâu, bà mẹ miền Nam lấy cối xay gạo duy nhất để tống táng một người chết không quen biết. Miền quê Cửu Long, có nơi các ngoại vẫn theo tục xưa, để một lu nước với cái gáo dừa “đặng ông đi qua bà đi lợi lỡ độ đường hổng chết khát”. Báo chí trong nước, hễ đăng lên một chuyện thương tâm, lập tức trong nước ngoài nước gửi tiền nhờ nhà báo chuyển. Có những người nghiến răng “không cho một cắc”, vẫn có những người dành dụm tiền đào giếng cho làng Tây Nguyên tuốt trong xa.

Riêng Hà Nội, người ta yêu hay ghét Hà Nội qua nhiều lăng kính. Người xa Hà Nội năm 1954, cố hình dung một Hà Nội tiểu thư thẫn thờ bên hồ “khăn san lả lơi trên vai ai”, ngập ngừng “nàng đi gót hài xanh”.

08102012sohanewsthieunuhanoi12_39588Người ở lại Hà Nội sau 1954, lột sạch sành sanh khăn san trên vai và hài xanh dưới gót, trao cho cô tiểu thư Hà Nội một mớ khẩu hiệu bừng khí thế đấu tranh. Người ta trách người Hà Nội làm mất thanh mất lịch, hay văng đủ thứ trong người. Nhưng quên vẫn có Hà Nội dịu dàng “Rước bác vào chơi”, “Cháu mời cô xơi cơm ạ”. Than Hà Nội lọc lừa, vì không biết chuyện chú tài xế taxi tìm khách trả lại túi xách bỏ quên, trong có máy quay phim và mấy ngàn đô la. Vẫn có đám cựu bộ đội lam lũ, đêm xuân thết lữ khách Saigon bữa tiệc lề đường tuý luý, để trả món nợ canh cánh với một người Saigon không quen biết, đã chở anh ta đi tìm thân nhân hồi anh vào “tiếp thu Saigon” sau 1975.

Hà Nội, đêm thâu tràn trề rượu quí; nhưng đâu đó Hà Nội đêm tối nhọc nhằn, việc làm không ai biết đến. Hà Nội ồn ào với những con số doanh nghiệp ngộp thở, nhưng Hà Nội cũng âm thầm từng bước cho đất nước tiến gập ghềnh. Hà Nội, xe Lamborghini vờn quanh đường phố mấp mô, nơi bố gầy guộc vấp ngã, mẹ cong lưng che mưa cho gánh hàng rong. Hà Nội, chục cô em ăn mặc bạt mạng, nhưng trăm cô em chắp tay tưởng niệm trận Đống Đa. Ngay cả sau vụ hội hoa anh đào, báo chí cho hay “nhiều bạn trẻ đã tỏ thái độ phản đối và bất bình với những kẻ cố tình xâm hại hoa cây cảnh…

  • “Năm trăm anh đốt cho nàng.
  • Còn năm trăm nữa giải oan lời thề”

Hà Nội còn đó, nhưng em đâu rồi!! vĩnh biệt Hà Nội với những trầm tích yêu thương dza dziết, nay chỉ là những vết thương, vết lăn trầm… rên xiết!!

Phan Nguyên Luân… thực hiện

linh-nga-dep-me-hon-trong-hinh-anh-thieu-nu-ha-noi-xua-ebf60d

images  photo-(5)-9bf3a

This entry was posted in 5- Tin Tức, 6- Văn Học, Bút Ký, Tin Tức - Việt Nam. Bookmark the permalink.

Leave a comment